BỆNH PARVO Ở CHÓ
Que test bệnh Parvo tại đây
PARVO LÀ BỆNH GÌ?
Cách kiểm soát bệnh Parvo ở chó
Chó vẫn bị suy yếu hệ miễn dịch trầm trọng trong một thời gian dài sau khi may mắn chữa khỏi bệnh Parvo, từ đó chó sẽ dễ mắc các bệnh vặt khác hơn chó khỏe mạnh bình thường.
Nói nôm na thì Parvo virus giống như bệnh suy giảm hệ miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) vậy.
Đầu tiên, chó cần có những yếu tố sau để kéo dài cuộc sống hạnh phúc là:
- Một chế độ ăn uống chất lượng, dễ tiêu hóa
- Luyện tập thể dục cho chó
- Tránh tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài như ô nhiễm, cảm lạnh, gió độc, đặc biệt là vệ sinh trong môi trường sống và thực phẩm hàng ngày.
Ngoài ra, bất kỳ con chó nào đã từng mắc bệnh Parvo đều là một nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn cho những con chó khác trong ít nhất hai tháng đầu sau khi phục hồi. Bạn sẽ cần cách ly chó nhiễm bệnh Parvo với những con chó khác trong khoảng thời gian này, lưu ý ngay cả với chó hàng xóm trong trường hợp cẩn trọng.
Tiếp theo, chú ý tẩy rửa kỹ tất cả các đồ vật chó bệnh sử dụng như bát đĩa, chuồng chó, cũi chó, đồ chơi cho chó với dung dịch tẩy rửa mạnh vì virus bệnh Parvo có thể quay lại bất cứ lúc nào bạn lơ là trong công tác vệ sinh.
Việc phục hồi sức khỏe cho chó nên đi kèm với việc trang bị hệ miễn dịch lâu dài cho chó chống lại Parvo virus là yêu cầu tiên quyết, nhưng không có gì đảm bảo rằng thú cưng của bạn sẽ không bị nhiễm virut bệnh Parvo lần nữa. Hãy theo dõi Parvovirus một cách sát sao.
Nhưng bao nhiêu đó thôi chưa đủ để bạn đảm bảo an toàn nhất cho chó nhà mình đâu. Hãy tìm hiểu bệnh cặn kẽ về bản chất từ Triệu chứng, Lây lan, Cách phòng ngừa và Chăm sóc chó mắc bệnh Parvo.
Chó tự nhiễm trùng virus Parvo từ nguồn nào, bằng cách nào và như thế nào?
Bệnh Parvo ở chó (viết tắt là CPV) là một loại bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan ảnh hưởng đến những con chó khác sống chung đàn. Virus Parvo chỉ biểu hiện ở hai dạng dưới đây:
Đầu tiên và phổ biến hơn là qua đường ruột, biểu hiện khi chó nôn mửa, tiêu chảy, giảm cân và bỏ ăn (chán ăn).
Thứ hai và ít phổ biến hơn là qua tim, virus Parvo sẽ tấn công cơ tim của thai nhi trong bụng chó mẹ và chó con còn nhỏ, thường làm chó con chết hoặc nhẹ nhất là tàn tật.
Các trường hợp chó được phát hiện mắc bệnh Parvo đa phần ở độ tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi. Cách tốt nhất để giảm thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh Parvo ở chó một cách triệt để là tiêm phòng Parvovirus sớm khi còn là chó con.
Triệu chứng nhận biết bệnh Parvo của chó
Các triệu chứng chính liên quan đến bệnh Parvo của chó qua đường ruột nhiễm trùng parvovirus, bao gồm:
- Chó tiêu chảy nặng, đi ra máu
- Chó đờ đẫn, nằm thừ ra bỏ ăn bỏ chơi
- Chó chán ăn, bỏ ăn nhiều ngày
- Sốt cao, nóng ran, chó sợ, tránh tiếp xúc nước
- Chó nôn mửa dịch màu
- Chó sụt cân nặng một cách đột ngột
Dạng bệnh Parvo qua đường ruột chó này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của chó và khi bị ảnh hưởng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng mất nước và tỏ ra yếu ớt thấy rõ bằng mắt thường do thiếu hụt protein và độ ẩm. Các mô thường ẩm ướt như miệng và mắt dần trở nên đỏ ửng và tim đập nhanh không kiểm soát.
Khi bác sĩ thú y khám bệnh con chó của bạn ở vùng bụng, lưu ý con chó sẽ phản ứng mạnh do đau và khó chịu trong đường ruột chó. Thỉnh thoảng một số con chó bị nhiễm bệnh Parvo cũng có thể bị hạ thân nhiệt thay vì sốt cao (tăng nhiệt độ cơ thể).
Bệnh Parvo ở chó lây lan qua đường nào? Bằng cách nào? Tốc độ nhanh hay chậm? Có lây sang người không?
Hầu hết các trường hợp chó nhiễm virus bệnh Parvo là do tính di truyền qua gen được gọi là: parvovirus canine type 2b. Có nhiều yếu tố tác động khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parvo này ở chó, nhưng chủ yếu, parvovirus lây lan bằng con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chó bị nhiễm bệnh qua đường phân – miệng.
Trực tiếp: nghĩa là bệnh Parvo sẽ lây khi chó ngửi, ăn hoặc liếm phân, hậu môn của chó nhiễm bệnh. Thậm chí ăn chung chén thức ăn cũng có thể lây lan bệnh Parvo vì chó có thói quen ngửi và liếm để vệ sinh sau khi thải phân.
Gián tiếp: Hàm lượng virus bệnh Parvo được tìm thấy nhiều nhất trong phân chó bị nhiễm bệnh, vì vậy parvo virus cũng có thể được con người đưa vào môi trường sống của một con chó khỏe mạnh khi trước đó ai đó đi giày đạp phải phân (dù rất ít) của chó bị nhiễm bệnh Parvo và mang về nhà. Điều này hoàn toàn có lý vì virus bệnh Parvo sống rất dai ngoài môi trường, lên đến hơn 1 năm.
Các nhà khoa học và bác sĩ thú y có bằng chứng cho thấy virus bệnh Parvo của chó có thể sống trong đất tới một năm. Kinh khủng hơn khi virus bệnh Parvo còn có “siêu năng lực” chống lại hầu hết các sản phẩm tẩy rửa sạch, hoặc thậm chí thời tiết thay đổi thất thường.
Để bảo vệ chú chó cưng nhà mình khỏi bệnh Parvo, đặc biệt là chó con và chó mẹ đang mang thai, tốt nhất bạn cần tránh xa khu vực bị nhiễm bệnh Parvo trước đó, cách ly các con chó sống cùng hoặc vệ sinh thật kỹ trước khi mang một chú chó mới về.
Trước tiên hãy vứt bỏ tất cả các thứ liên quan đến chất thải ra của chó bệnh Parvo như chất nôn, phân, v.v., sau đó rửa kỹ khu vực đó bằng dung dịch thuốc tẩy gia dụng đậm đặc, một trong số ít chất khử trùng được biết đến để diệt virus.
Ngoài ra, biện pháp an toàn nhất phòng bệnh Parvo chính là nuôi một con chó trưởng thành khỏe mạnh đã đủ 15 tháng tuổi trở lên đã chích ngừa đầy đủ và định kỳ, nếu khu vực sống trước đó có một con chó bị nhiễm parvovirus.
Chó kích cỡ siêu nhỏ dòng X-Small (tối đa dưới 4kg) chỉ trưởng thành khi đủ 10 tháng tuổi
Chó nhỏ dòng Mini (dưới 4 – 10kg) chỉ trưởng thành khi đủ 10 tháng tuổi
Chó trung bình dòng Medium (11 – 25kg) chỉ trưởng thành khi đủ 12 tháng tuổi
Chó lớn dòng Maxi (25 – 44kg) chỉ trưởng thành khi đủ 15 tháng tuổi
Chó đại dòng Giant (trên 44kg) chỉ trưởng thành khi đủ 24 tháng tuổi
Do các trại nhân giống, pet shop bán chó có nuôi số lượng chó khá đông và chuồng nuôi chung mật độ lớn (có thể chưa được tiêm phòng đầy đủ mũi) nên nơi đây đặc biệt nguy hiểm. Đây là lý do vì sao bác sĩ thú y luôn khuyên bạn tiêm lại cho chó con ngay cả khi sổ khám bệnh từ bên bán cho thấy nó đã được tiêm phòng.
Các giống chó dòng lớn (Maxi) sau đây như chó Becgie German Shepherd, chó kéo xe vùng Alaska (như Alaskan Malamute, Siberian Husky, Samoyed), Rottweiler, Pitbull, Labrador Retriever, Doberman Pinscher và English Springer Spaniel đặc biệt rất dễ mắc bệnh Parvo do đường ruột của chúng yếu hơn dòng chó nhỏ (Mini). Nhưng bạn cứ yên tâm, bác sĩ thú y sẽ có cách phòng ngừa đặc biệt với những giống chó này.
Chăm sóc chó nhiễm bệnh Parvo như thế nào? Liệu có kéo dài được sự sống?
Đầu tiên, bạn nên có suy nghĩ tích cực và hiểu rằng bệnh Parvo không lây sang con người nên bạn chỉ cần cách ly tất cả con chó trong cùng một nhà.
Vì căn bệnh Parvo này nhiễm trùng do virus nên không có cách chữa trị dứt điểm cho nó mà chỉ còn cách “sống chung với lũ Parvo”. Điều trị Parvovirus tập trung vào việc chữa các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn Parvo, tốt nhất là trong môi trường bệnh viện vì ở đây có liệu pháp chuyên sâu và hỗ trợ toàn thân chó, đây là chìa khóa để phục hồi sau bệnh Parvo của chó.
Hình thức truyền dịch và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch là rất quan trọng. Sau khi bị tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng, nồng độ protein và chất điện giải của chó bệnh sẽ được theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết.
Thuốc
Thuốc cho chó có thể được sử dụng trong điều trị bao gồm: thuốc để hạn chế nôn mửa (thuốc chống nôn), thuốc kháng axit, thuốc tiêu hóa, thuốc kháng sinh cho thú cưng theo toa và thuốc chống giun (thuốc tẩy giun được khuyên dùng) để chống ký sinh trùng.
Tỷ lệ sống sót ở chó trưởng thành mắc bệnh Parvo là khoảng 70% khi được điều trị trong bệnh viện, nhưng đôi khi tử vong có thể do mất nước quá nhiều, nhiễm trùng thứ cấp nghiêm trọng, độc tố vi khuẩn trong máu hoặc xuất huyết đường ruột chó.
Tỷ lệ sống sót này thấp hơn ở chó con vì chó con có hệ miễn dịch yếu hơn. Thông thường, một con chó con bị nhiễm Parvo có thể chết bất cứ lúc nào hoặc di chứng nặng sau bệnh.
Có thể điều trị bệnh Parvo của chó tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Đây là một quá trình tốn nhiều công sức nhưng rất đáng để thử nếu bạn có điều kiện chăm sóc về thời gian, tài chính, thuốc, dụng cụ y khoa. Bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn cách truyền dịch và theo dõi các dấu hiệu quan trọng của bệnh Parvo ngay tại nhà.
Với bệnh Parvo trên chó, phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh… gấp 5 lần
Cách phòng ngừa bệnh Parvo tốt nhất là tuân thủ đúng quy trình tiêm chủng.
Chó con nên được tiêm phòng bắt đầu từ 6 tuần tuổi, với ít nhất hai loại vắc-xin sau 10 tuần tuổi, và không nên cho chó tiếp xúc với chó lạ hoặc môi trường ngoài cho đến khi chó của bạn đủ 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin thứ ba.
Các giống chó có nguy cơ mắc bệnh Parvo cao như chó dòng lớn cần giai đoạn tiêm phòng ban đầu kéo dài hơn, lên đến 22 tuần tuổi.
Tránh tất cả các khu vực công cộng như công viên chó, bãi chó, cửa hàng thú cưng và các khu vực có tập trung nhiều chó khác.
Luôn luôn dọn phân chó ngay lập tức. Điều này vừa làm giảm ô nhiễm môi trường và giảm sự lây lan của ký sinh trùng trong đường ruột.
Bệnh Parvo là một bệnh có hậu quả nghiêm trọng. Hãy nắm chắc kiến thức chăm sóc chó để để luôn sẵn sàng. Việc chuẩn bị kỹ, tầm soát bệnh sớm sẽ cho bạn khả năng tiên lượng từ đó đẩy lùi căn bệnh Parvo quái ác ở chó. Bác sĩ thú y tốt nhất chính là bản thân bạn, vì theo thống kê cho thấy hầu hết chó mắc bệnh Parvo đều trở nên nghiêm trọng do chủ nuôi phát hiện trễ.
Tham khảo quy trình chẩn đoán Parvovirus ở chó
Bệnh Parvo được bác sĩ thú y chẩn đoán bằng cách kiểm tra thể chất, xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm đặc biệt đối với virus Parvo trong phân. Phân tích nước tiểu, X quang vùng bụng và siêu âm bụng cũng có thể được thực hiện triệt để. Nồng độ bạch cầu thấp và mất nước đáng kể là dấu hiệu của nhiễm CPV, đặc biệt là liên quan đến dấu hiệu chó đi phân ra máu.
Phân tích sinh hóa và nước tiểu có thể cho thấy men gan tăng cao ở chó, giảm bạch cầu và mất cân bằng điện giải. Hình ảnh X quang bụng có thể cho thấy chứng tắc ruột, trong khi siêu âm bụng có thể cho thấy các hạch bạch huyết mở rộng ở háng, hoặc khắp cơ thể, và các đoạn ruột chứa đầy chất lỏng.
Khi nghi ngờ chó mắc bệnh theo các dấu hiệu nêu trên, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay và trình bày rõ ràng, đầy đủ, cặn kẽ, chi tiết về tình trạng sức khỏe của chó, lịch sử tiêm phòng, các hoạt động gần đây và xuất hiện các triệu chứng như thế nào. Điều quan trọng là phải lấy theo dõi khả năng phơi nhiễm bệnh Parvo và lây lan dù cho trước đó đã chẩn đoán an toàn.
PetMD
Vui lòng ghi nguồn để trang giúp đỡ được nhiều người hơn.