[PETSHOP: Thức ăn cho chó phục hồi sức khoẻ sau bệnh tại đây]
BỆNH DOWN Ở CHÓ

Một số biểu hiện ở chó gần giống hội chứng bệnh Down ở người
Trong thế giới chó, có một số trường hợp bẩm sinh hoặc phát triển theo thời gian thường được chẩn đoán ở những con chó có một số điểm tương đồng lâm sàng với hội chứng Down. Suy giáp bẩm sinh là một ví dụ cụ thể. Bệnh phát triển bởi mức độ hoóc-mon tuyến giáp thấp lúc mới sinh và trong giai đoạn đầu đời, dẫn đến một số kết quả biểu hiện sau đây:
– Chó phát triển chậm dẫn đến tầm vóc nhỏ
– Đầu rộng, to, bành
– Lưỡi to, luôn thè ra
– Tay chân và các chi của chó ngắn
– Dáng đi của chó dị thường
– Cơ bắp chó kém phát triển
– Chó tỏ ra ngốc ngếch, đần độn, ngờ nghệch
– Mắt chó lờ đờ và tai ủ rũ
– Chó chậm mọc răng
Đây chỉ là những biểu hiện về hình thái, tình trạng tương tự bệnh Down ở người. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này ở chó có tồn tại hay không và diễn biến bệnh như thế nào, hãy đọc tường tận từ gốc rễ
Bất cứ ai yêu thương và tìm hiểu về chó đều hiểu chó và người có một sự tương đồng khá lớn. Hầu hết các điểm giống nhau này giúp chó có một sợi dây liên kết chặt chẽ với con người, nhưng đôi khi đó là những căn bệnh quái ác như ung thư, tiểu đường, động kinh và suy tim sung huyết.
Vậy, câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên là chó có thể mắc hội chứng Down không?
Đầu tiên, hãy tìm hiểu Hội chứng Down là gì?

Theo The National Down Syndrome Society định nghĩa như sau:
Trong mỗi tế bào trong cơ thể con người đều có một nhân, nơi vật chất di truyền được lưu trữ trong gen. Các gen mang mã chịu trách nhiệm cho tất cả các đặc tính di truyền của chúng ta và được nhóm theo các cấu trúc giống hình que gọi là nhiễm sắc thể. Bình thường, con người có 46 nhiễm sắc thể (NST), tồn tại thành từng cặp trong nhân tế bào. Một nửa số này được thừa hưởng từ cha, nửa kia được thừa hưởng từ mẹ. Còn trẻ bị Down lại có 47 NST, nghĩa là có thêm một nhiễm sắc thể 21.
Vậy bệnh Down có thực sự xảy ra ở chó hay không?
Ước tính cứ 700 trẻ em sinh ra ở Mỹ thì có khoảng 1 trẻ mắc hội chứng Down. Vì thế, dù cho hội chứng Down có xảy ra ở chó, thì nó cũng vô cùng hiếm gặp.
Về mặt di truyền, chó và người có nhiều điểm tương đồng nhưng rõ ràng có sự khác biệt quan trọng. Ví dụ, con người có 23 cặp nhiễm sắc thể trong khi chó có 39. Do đó, sự nhân đôi của tất cả hoặc một phần nhiễm sắc thể 21 sẽ có tác dụng khác nhau ở hai loài.
Điều thú vị là, các nhà khoa học đang sử dụng chuột biến đổi gen làm mô hình động vật trong nghiên cứu hội chứng Down. Những con chuột này mang thêm một phần nhiễm sắc thể 16 có cấu trúc gen tương đương với nhiễm sắc thể 21 ở người.
Kết quả là một con chuột biến đổi gen đó có một số đặc điểm tương tự như hội chứng Down ở người. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây không phải là những con chuột tự nhiên; chúng là chuột đã được biến đổi gen.
Ngay cả khi mở rộng định nghĩa về hội chứng Down ở chó để bao gồm bất kỳ sự sao chép di truyền nào dẫn đến những bất thường lâm sàng tương tự như ở những người mắc hội chứng Down, tình trạng này vẫn là không được mô tả rõ rang ở chó như Down thể hiện trên con người. Đây là 3 lời giải thích được đa số đồng thuận nhất:
– Những trường hợp phát triển nhiễm sắc thể bất thường có thể dẫn đến tử vong sớm ở chó.
– Các xét nghiệm di truyền cần thiết để xác định những con chó mắc hội chứng Down vẫn chưa được thực hiện.
– Điều kiện hình thành bệnh Down ở chó không thực sự tồn tại.